Phân tích tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Phân tích tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện hay trong Truyền kì mạn lục. Truyện được Nguyễn Dữ viết dựa trên cốt truyện của một truyện dân gian. Truyện lên án, tố cáo thế lực tàn bạo và có lễ giáo khắt khe đã đẩy những người phụ nữ bất hạnh vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất. Đó là cảnh ngộ chung cho thân phận con người mà đặc biệt là người phụ nữ nói riêng trong xã hội đương thời.
Truyện kể về cuộc đời và số phận oan nghiệt của Vũ Nương, người con gái Nam Xương nết na, thùy mị. Trương Sinh vì mến dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trương Sinh con nhà giàu có nhưng không có học, lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu. Mầm mống bi kịch của Vũ Nương bắt đầu từ đó.
Khi chồng đi lính, Vũ Nương đang mang thai, sau khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh một đứa con trai, đặt tên cho nó là Đản. Vũ Nương thương yêu con vô hạn, nàng dạy dỗ con hết lòng và chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Khi bà cụ mất, nàng vô cùng thương xót và lo ma chay, tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của nàng vậy.
Khi giặc tan, Trương Sinh trở về, bé Đản cũng bắt đầu tập nói. Đứa con không chịu nhận chàng là bố, nó bảo: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
Trương Sinh vốn tính đa nghi, nghe con nói vậy, ngờ vợ hư nên đánh đuổi nàng đi mặc cho những lời phân trần của Vũ Nương, của bà con hàng xóm. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương đã trẫm mình xuống sông. Hành động ấy có nỗi đau khổ, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động bộc phát mà là có sự tham gia của lí trí. Được các nàng tiên cứu, nàng sống ở thủy cung của vợ vua Nam Hải. Một lần, gặp lại Phan Lang, người làng cũng được các nàng tiên cứu, nàng nhờ Phan Lang về nói lại với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan, nàng hiện về và có ý từ biệt chồng mãi mãi.
Không những tố cáo xã hội phong kiến suy tàn mà Nguyễn Dữ con đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. Khi còn sống, nàng là một người vợ hiền, dâu hiếu, luôn giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng bất hòa. Khi chồng đi lính thì yêu thương con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Khi đã chết, sống ở hơi nguy nga, tráng lệ thì chàng lúc nào nguôi nhớ về quê hương, nàng vừa nặng nghĩa vừa nặng tình.
Thực ra câu chuyện hoàn toàn có thể kết thúc ở phần một (khi Vũ Nương chết) nhưng với lòng thương yêu con người, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần hai để làm cho câu chuyện kết thúc có hậu: người tốt, trong trắng, thủy chung thì cuối cùng cũng được sống hạnh phúc. Câu chuyện kết thúc thật lôi cuốn, hấp dẫn và đồng thời có sức tố cáo mãnh liệt.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương không chỉ đẹp về chân dung bên ngoài mà còn đẹp về tính cách, tâm hồn. Nhưng tiếc thay, xã hội phong kiến đã chà đạp lên cuộc đời nàng.
Qua cậu chuyện về cuộc đời và số phận oan nghiệt của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương đã tố cáo xã hội phong kiến đương thời, đồng thời thể hiện niềm cảm thương đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến bất công và khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
>> TÀI LIỆU THAM KHẢO:
sach hoc tieng han

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đậu Đen và tác dụng quan trọng

Những điều thú vị về Đất nước Nhật Bản

ĐIỂM DU HỌC CÓ GIÁ PHẢI CHĂNG