Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 14

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 14 Bài 5:  KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (P2) Đề tập làm văn số 1:  Bài thơ “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”. Hãy làm rõ nhận định trên. Dàn ý: A. Mở bài: - Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi  giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến. B. Thân bài: 1 Phân tích tình cảm của ngư

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 13

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 13 Bài 5:  KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (P1) A. Kiến thức cần nhớ. 1. Tác giả: Nguyễn KHoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên - Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường dDHSP năm 1964,. NKĐ về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ NKĐ giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974) 2. Tác phẩm: - Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984). Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của  kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ. - Tác

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 12

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 12 Bài 4: BẾP LỬA (P3) TẬP LÀM VĂN Đề bài: suy nghĩ về bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ - Vấn đề nghị luận: tình cảm bà cháu - Cách nghị luận: suy nghĩ: xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người. 2. Tìm ý: - tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc - tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt. 3. Lập dàn ý: A. Mở bài: - Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mươi. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà thiên về việc khai thác  những kỉ niệm và ước mơ của tuổi thơ, mà bài thơ “bếp lửa” được coi là một trong những thành công đáng kể nhất. - Bài thơ  viết năm 1963 – khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô. Qua dòng thơ hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, nhà  thơ giúp ta cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - ng

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 11

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 11 Bài 4: BẾP LỬA (P2) B. Câu hỏi luyện tập Câu 1: Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa” Gợi ý: Hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỉ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Câu 2: Phân tích  giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoa sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” - Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần  là

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 10

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 10 Bài 4: BẾP LỬA (P1) A. Kiến thức cần nhớ. 1. Tác giả - Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế, nhưng quê gốc ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Tác phẩm chính: Hương cây - Bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ – 1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), đất sau mưa (thơ – 1977), Khoảng cách giữa lời (thơ – 1983). Cát sáng (thơ 1986), Bếp lửa - Khoảng trời (thơ tuyển 1988)... - Thơ Bằng Việt, cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tĩnh trầm lắng, giàu suy tư, triết luận. 2. Tác phẩm. a. Hoàn  cảnh  sáng  tác : “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi BV đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ). b.Nội dung: Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòn

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 9

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 9 Bài 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - HUY CẬN (P3) B. Câu hỏi luyện tập. - P2 Câu 6: Cho câu chủ đề sau: Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là một bài ca ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. a. Đề tài của đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì? Đề tài của đoạn văn trên đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì? b. Hãy viết tiếp từ 9 đến 15 câu để tạo thành đoạn văn tổng phân hợp hoàn chỉnh. Trong đó có sử dụng phép thế đồng nghĩa. Gợi ý: a. Đề tài của đoạn văn chứa câu mở đoạn là: ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động. Đề tài của đoạn văn trên đoạn văn chứa câu mở đoạn là: Đoàn thuyền đánh cá là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên. b. Viết đoạn: - Tư thế ra đi: hoàn cảnh khắc nghiệt>< tư thế hiên ngang, họ mang đến cho biển khơi một nhịp điệu mới: tiếng hát say mê lao động. - Tư thế lao động trên biển cả bao la: lao động trên biển không hề cô đơn, tầm vóc của họ sánh

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 8

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 8 Bài 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - HUY CẬN (P2) B. Câu hỏi luyện tập. - P1 Câu 1:  Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu hoặc khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (Tham khảo bài tập làm văn trên) Câu 2: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng  lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4, 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật? Gợi ý: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động được vẽ bằng bút pháp vừa tả thực, vừa ẩn dụ, tượng trưng với cảm hứng lãng mạn. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi mặt trời lặn (khổ 1- cảnh biển về đêm) + Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” Chi tiết “mặt trời xuống biển” có thể gây ra sự thắc mắc c

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 7

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 7 Bài 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - HUY CẬN (P1) A. Kiến thức cần nhớ. 1. Tác giả: - Huy Cận bút danh là Cù Huy Cận, sinh năm 1919, quê ở hà Tĩnh. Ông mất năm 2005 tại Hà Nội. - Huy Cận là một cây bút nổi tiếng của phong trào thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng”. - Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945. - Thơ Huy cận sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên, vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng. 2. Tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi vào xây dựng  cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống  xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 6

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 6 BÀI 2:  BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - PHẠM TIẾN DUẬT. (P4) Phần tập làm văn Đề số 2: Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ:  “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”. A. Mở bài: Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết cho vinh. Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước. B.T

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 5

Hình ảnh
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 PHẦN 5 BÀI 2:  BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - PHẠM TIẾN DUẬT. (P3) Phần tập làm văn Phân tích bài thơ “tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. I  - Mở bài : Cách 1: -  Phạm Tiến Duật là một trong những tác giả tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống MĨ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng ngang tàng, tinh nghịch mà sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ  - đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn và không khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt. -“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời trong hoàn cảnh đó. Đây là một trong những bài thơ đặc sắc của Phạm Tiến Duật, nằm trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969 - 1970.  -Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : Những chiếc xe không kính để làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở chiến trường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi…Qua đó nhà thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của Việt Nam thời đánh Mĩ. Cách 2: Người