Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2018

Cần lưu ý khi mua kính áp tròng

Hình ảnh
Cần lưu ý khi mua kính áp tròng 1. Không phải tất cả các loại kính áp tròng đều thích hợp với bạn Tất cả các dấu vân tay đều không giống nhau và giác mạc của mỗi người cũng vậy. Mỗi cặp mắt đều có nhu cầu, hình dạng và đặc điểm khác nhau. Vì vậy, một số người đeo kính áp tròng phù hợp với họ nhưng lại không phù hợp với bạn. Vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi mua. 2. Không dùng chung kính áp tròng Không nên dùng chung kính áp tròng với bất cứ ai vì vấn đề vệ sinh. Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng của người khác, nhớ là mắt của họ có thể bị dị ứng hoặc có vi khuẩn và chúng sẽ dễ dàng lây sang mắt bạn hoặc ngược lại. 3. Không nên mua kính áp tròng trực tuyến Phần lớn các bạn trẻ và thậm chí là người lớn cũng thích mua kính áp tròng trực tuyến. Nhưng nhớ rằng, khi bạn làm như vậy, bạn có thể bỏ qua bước kiểm tra mắt thường xuyên và không phát hiện được những thay đổi ở mắt. 4. Đau mắt đỏ Bạn không bị đau mắt đỏ chỉ vì đeo kính áp tròng nhưng nếu bạn không tuân theo phác đồ chăm

Cách xử lý khi đau bụng cấp

Hình ảnh
Cách xử lý khi đau bụng cấp Các cơ quan nằm trong ổ bụng nếu gặp vấn đề sẽ biểu hiện ra bằng đau bụng với những tính chất khác nhau. Thậm chí một số cơ quan ngoài ổ bụng như tim, màng phổi, động mạch chủ... khi tổn thương cũng biểu hiện bằng đau bụng do thần kinh dẫn truyền. Vị trí đau có thể gợi ý nguyên nhân đau bụng: đau hạ sườn phải là áp-xe gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp... Đau thượng vị: viêm dạ dày, viêm tụy, giun chui ống mật, nhồi máu cơ tim... Đau hạ sườn trái: viêm đại tràng, viêm thận, sỏi thận... Đau hạ vị: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tử cung phần phụ, chửa ngoài tử cung ở phụ nữ... Đau quanh rốn: viêm dạ dày ruột, đau bụng giun, ngộ độc thức ăn... Đau hố chậu phải: viêm ruột thừa, sỏi niệu quản... Đau hố chậu trái: sỏi niệu quản trái, xoắn đại tràng.. Đau không có vị trí cụ thể, chẳng hạn đau quặn bụng có thể do co thắt từ ruột, viêm nhiễm trong ổ bụng... Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh: ăn uống không vệ sinh, thức ăn thiu; uống rượu bia; uống ít

Trị chảy máu mũi bằng cây trong vườn

Hình ảnh
Trị chảy máu mũi bằng cây trong vườn Chảy máu mũi còn gọi là chảy máu cam. Bệnh xuất hiện quanh năm, không phân biệt nam, nữ, trẻ già nhưng trẻ nhỏ mắc nhiều hơn. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều như cảm nhiễm nóng, lạnh đột ngột, trúng độc hóa chất, bệnh thuộc bệnh về máu, tăng huyết áp, chứng thiếu vitamin hoặc bệnh truyền nhiễm cấp tính. Y học cổ truyền gọi bệnh này là huyết hư và chia làm 2 nhóm: chứng thực và chứng hư. Chứng thực là bệnh phát sinh do phổi nhiệt, gan nóng hỏa bốc, dạ dày thực nhiệt mà gây nên. Hư chứng thuộc về âm hư, huyết hư, kèm theo các tạng gan, thận, phổi đều hư dẫn tới bệnh phát sinh. Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống tốt cho người bệnh chảy máu mũi. Nước rễ cỏ tranh Rễ cỏ tranh 50g, đường phèn 20g. Rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch, giã nhỏ cho vào nồi thêm nước vừa đủ, đun sôi kỹ chắt lấy nước, cho đường phèn vào quấy tan đều chia

Loại quả mùa hè dễ bị tẩm hóa chất

Hình ảnh
Loại quả mùa hè dễ bị tẩm hóa chất 1. Quả xoài Xoài cũng là loại quả khó giữ được chất lượng trong quá trình thu hái và vận chuyển, vì thế người ta thường thu hoạch xoài xanh, sau đó dùng hóa chất kích chín để xoài trông ngon hơn mà không bị giập nát. Khi mua xoài, bà nội trợ nên tránh những quả xoài ngoài vỏ còn xanh hoặc có màu xanh vàng nhạt nhưng bên trong chín vàng vì những quả này dễ có nguy cơ bị dùng hóa chất. Khi ăn, những quả xoài này thường có vị nhạt nhẽo do bị ép chín chứ không phải chín tự nhiên. 2. Quả đào Loại đào quả to thường được gọi là đào tiên bởi màu sắc bóng đẹp, nhìn rất bắt mắt. Tuy nhiên, đào rất dễ dập nát và mất nước trong quá trình vận chuyển, vì thế người bán thường ngâm loại quả này với axit citric công nghiệp để giữ được màu sắc hấp dẫn của quả đào và giúp chúng giữ được sự cứng, giòn không bị giập nát. Khi ăn phải đào có chứa loại hóa chất này, bạn có nguy cơ dị ứng, tổn hại thần kinh, ăn nhiều có thể gây ung thư. 3. Quả lê Lê là loại trái c

Cây hồng bì làm giảm viêm họng

Hình ảnh
Cây hồng bì làm giảm viêm họng Hồng bì còn có tên khác là hoàng bì, quất hồng bì, nhâm, thuộc loại cây nhỡ. Lá kép mọc so le, hình trái xoan. Hoa trắng mọc thành chuỳ thưa ở ngọn. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng, nâu, có 1 - 2 ngăn, chứa một hạt to; thịt quả ngọt thơm. Theo y học cổ truyền, lá hồng bì có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm; thường dùng trị cảm mạo, nhiễm lạnh, hạ sốt. Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gàu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác dụng giảm đau, lợi tiêu hóa, tiêu phù; thường dùng trị đau dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh, tiêu hóa kém; quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng chữa ho, long đờm kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa,… Một số đơn thuốc thường dùng: Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi. Giảm đau do viêm họng: Quả quất hồng bì 2 - 3 quả ngậm với vài hạt muối, ngậm 3 - 4 lần trong ngày sẽ

Ăn quá nhanh sẽ không tốt cho sức khỏe

Hình ảnh
Ăn quá nhanh sẽ không tốt cho sức khỏe Thói quen ăn nhanh, nhai ẩu của người Việt hiện nay rất đáng lo ngại, đặc biệt là các bạn trẻ và cả trẻ em. Điều đó không đơn thuần là việc đưa thức ăn vào cơ thể. Việc ăn đúng không những đem lại cho người ăn cảm giác ngon miệng, thức ăn dễ tiêu hóa mà còn tránh được những hệ lụy như nuốt sặc, nuốt nghẹn, mắc xương, hội chứng trào ngược, nuốt hơi, no hơi. Việc kiểm soát tốt trong từng bữa ăn còn giúp giảm hay tăng cân hiệu quả. Về mặt sinh lý, miệng và thực quản là đoạn đầu của đường tiêu hóa, có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn từ ngoài vào, nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ, sau đó đưa thức ăn thành từng đợt xuống đến đoạn cuối thực quản, sát tâm vị. Nhai là động tác bắt buộc cùng với nước bọt để nghiền nhỏ, nhào trộn thức ăn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa và không rơi vào đường thở, gây sặc. Quá trình nhai giúp tiết ra chất men Amlase, làm chín một phần tinh bột ngay từ miệng. Nếu nhai chậm, chính trong quá trình nhai, cơ thể đã hấp thụ ngay

Lợi ích của thực phẩm nhiều màu sắc

Hình ảnh
Lợi ích của thực phẩm nhiều màu sắc - Các loại rau, củ quả màu đỏ như cà chua, lựu, củ dền, củ cải đỏ... có chứa các chất dinh dưỡng thực vật như lycopene và anthocyanins có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe. - Bạn nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm này trong bữa ăn sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại một số bệnh ung thư, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ - Ngoài ra, các chất có trong thực phẩm rau, củ quả màu còn giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt do tuổi tác. - Đối với phụ nữ, tác dụng của các loại rau củ nói chung và rau, củ quả màu đỏ nói riêng rất đáng để lưu tâm, đó là chúng giúp bạn có làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn. - Rau, củ quả có màu cam, vàng cung cấp carotenoids cho cơ thể. Carotene có nhiều trong ớt chuông, cam, cà rốt, bí đỏ, đu đủ... - Chất này sẽ giúp cải thiện sức khỏe, chẳng hạn như bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng, ô nhiễm. Cạnh đó là nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cũng như tầm nhìn, giả

Công dụng bất ngờ từ vỏ chuối

Hình ảnh
Công dụng bất ngờ từ vỏ chuối Chúng ta đều biết chuối là một loại trái cây bổ dưỡng. Đó là lý do chúng ta thường bổ sung chuối vào các bữa ăn hàng ngày để duy trì năng lượng, sự dẻo dai và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vỏ chuối cũng rất có lợi đối với cơ thể chúng ta. Làm trắng răng Để có một hàm răng trắng sáng tự nhiên, bạn hãy chà vỏ chuối vào răng mỗi ngày trong khoảng một tuần. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt sau đó. - Loại bỏ mụn cóc Vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc và ngăn chặn chúng quay trở lại. Chà vỏ hoặc đắp vỏ lên những vùng da bị mụn và để qua đêm sẽ giúp làm giảm mụn cóc. - Nấu ăn Thay vì ném vỏ chuối vào thùng rác, bạn có thể sử dụng cho việc nấu ăn. Loại vỏ này thường được sử dụng để ướp và làm mềm thịt gà. - Điều trị mụn Xát vỏ chuối cùng với mật ong lên da là biện pháp tốt nhất để điều trị mụn và giảm sẹo cho làn da của bạn. - Ngăn ngừa nếp nhăn Vỏ chuối cũng có lợi cho làn da vì chúng chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lão hóa da. Ch

Lợi ích khi bạn ăn một quả chuối xanh mỗi ngày

Hình ảnh
Lợi ích khi bạn ăn một quả chuối xanh mỗi ngày 1. Giảm cân Theo Boldsky, hàm lượng chất xơ cao trong chuối xanh có khả năng làm sạch ruột, loại bỏ các tế bào chất béo không mong muốn và các tạp chất ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ăn chuối xanh hàng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, chuối xanh cũng tạo cảm giác no lâu sau khi ăn, bạn sẽ không bị đói, ngăn ngừa tăng cân và các rối loạn khác. 2. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa Chuối xanh rất giàu hàm lượng chất xơ và tinh bột, chúng có thể dễ dàng đi qua và làm sạch đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, chuối xanh giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng kích thích vi khuẩn probiotic tăng trưởng, làm thông đường ruột và ngăn chặn các chứng bệnh liên quan. 3. Ngăn ngừa tiểu đường Chuối xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ glucose của tế bào cơ thể và giảm nồng độ insulin trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chuối xanh giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọ

5 loại thực phẩm giảm cân cho mùa hè

Hình ảnh
5 loại thực phẩm giảm cân cho mùa hè Cà chua Cà chua là nguồn thực phẩm giàu chất lycopene, chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm viêm trong cơ thể và lần lượt giảm nồng độ leptin giúp kiểm soát thèm ăn. Ngoài ra, một quả cà chua chỉ chứa 22 calo và vitamin C, chất chống oxy hóa giúp tăng cường đốt cháy mỡ, đặc biệt là trong quá trình tập thể dục. Các loại quả mọng Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng ăn hoa quả có thể giữ cho bạn khỏi tăng cân, nhờ làm giảm đường huyết, giúp kiềm chế cơn đói. Các loại quả mọng cũng giàu chất xơ có thể giúp bạn giảm cân bằng cách làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy việc ăn quả việt quất có thể làm giảm mỡ bụng. Tôm Một lạng tôm chứa 101 calo và chỉ có 1 g chất béo, 19 g protein nên giúp bạn no lâu hơn. Chúng cũng giàu selen và vitamin B tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, cần tránh tôm chiên, xào, mà chỉ nên ăn luộc hoặc hấp. Rau chân vịt Loại rau màu xanh lá này rất giàu

Bí quyết ăn nhiều mà vẫn giảm cân

Hình ảnh
Bí quyết ăn nhiều mà vẫn giảm cân Nếu mong muốn giảm cân, bạn nên tập trung cắt giảm các món ăn không lành mạnh, tăng cường ăn những thực phẩm mà cơ thể cần như các món tự nhiên, giàu dinh dưỡng giúp cân bằng, kiểm soát được nhu cầu bản thân. Có những cách giúp bạn vừa có thể ăn nhiều hơn vừa kiểm soát được cân nặng mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. 1. Ăn nhiều chất xơ Chất xơ luôn có tác dụng giảm cân rất tốt. Những nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu chất xơ luôn yêu cầu con người phải nhai nhiều hơn, dành nhiều hơn thời gian để não bộ bạn nhận ra rằng bao tử đã no. Chất xơ còn có thể giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ đường chậm hơn, khiến bạn cảm thấy thỏa mãn. Các nghiên cứu cũng cho thấy người có chế độ ăn giàu chất xơ thường có cân nặng thấp hơn người ăn ít calo và ăn thức ăn không chế biến. Bạn có thể tăng cường chất xơ bằng cách ăn thêm trái cây vào bữa sáng, thêm rau vào bữa trưa và tối. 2. Luôn có thức ăn nhiều nước bên mình Ngoài việc tăng thêm chất xơ trong các

10 loại thảo mộc đốt cháy mỡ bụng

Hình ảnh
10 loại thảo mộc đốt cháy mỡ bụng - Nhân sâm là một loại thảo mộc rất có hiệu quả để giảm cân. Chúng giúp tăng cường sự trao đổi chất và tăng năng lượng trong suốt cả ngày. Vì vậy bạn có thể uống trà nhân sâm để loại bỏ chất béo bụng. - Trà hoa dâm bụt: Chiết xuất hoa dâm bụt giúp giảm cân bằng cách loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể. Hoa dâm bụt khô có tính chất lợi tiểu, nó giúp phá vỡ chất béo được lưu giữ và làm giảm hấp thu carbohydrate trong cơ thể. - Trà xanh là một trong những loại trà thảo dược tốt nhất để giảm cân. Nó rất giàu chất chống oxy hoá và là chất tăng cường sự trao đổi chất tuyệt vời giúp bạn giảm cân nhanh hơn. Ngoài việc đốt chất béo bụng nhanh, nó cũng ngăn ngừa ung thư và tiểu đường. - Lá bạc hà là một loại thảo mộc làm tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn cũng như giảm mỡ bụng. Nó hoạt động bằng cách loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể và cũng làm giảm đầy bụng và hỗ trợ trong tiêu hóa. Bạn có thể thêm bạc hà vào thức ăn hoặc uống trà bạc hà.

9 loại thảo mộc tốt nên sử dụng trong nấu ăn

Hình ảnh
9 loại thảo mộc tốt nên sử dụng trong nấu ăn - Húng tây: Húng tây là loại rau thơm ngon và có nhiều đặc tính chữa bệnh. Nó giàu chất chống oxy hóa, đặc tính kháng khuẩn hơn nữa giàu vitamin K, canxi, sắt, magie, các vitamin ... có tác dụng điều trị đau bụng, tiêu chảy, viêm khớp, đau họng và nhiều bệnh khác. - Rau ngò (cần tây): Loại rau này thường được sử dụng để trang trí lên các đĩa thức ăn. Không những vậy, một loạt công thức nấu ăn còn sử dụng rau này như thành phần chính. Đây là thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe, giúp làm lành vết thương, giữ xương rắn chắc, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loạn dạ dày... - Rau mùi: Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa rau mùi và mùi tây nhưng đây là hai loại thảo mộc khác nhau. Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và hạ sốt. Hơn nữa, trong rau mùi có chứa tinh dầu có tác dụng gây hưng phấn

10 bữa sáng tốt nhất cho sức khoẻ

Hình ảnh
10 bữa sáng tốt nhất cho sức khoẻ Salad tươi: Không gì tươi mát hơn một đĩa salad vào buổi sáng. Hãy tự làm cho mình một phần salad nhiều trái cây. Dùng chuối, táo, dứa, đu đủ và thêm màu sắc cho đĩa salad của bạn với vài quả mâm xôi, việt quất, lựu và nho. Bạn có thể thêm một ít nước chanh và muối làm gia vị nếu bạn thích. Bữa sáng này sẽ trẻ hóa các giác quan của bạn và cung cấp các chất chống oxy hoá, khoáng chất và vitamin quan trọng. - Ngũ cốc nguyên hạt với sữa đậu nành hoặc sữa ít béo: Chọn ngũ cốc nguyên hạt và giàu chất xơ. Không nên lựa chọn các loại ngũ cốc có hương vị sô cô la hoặc các loại ngũ cốc có hương vị nhân tạo khác vì chúng có hàm lượng đường rất cao. Thưởng thức ngũ cốc nguyên chất với sữa ít chất béo hay sữa đậu nành để tăng cường lượng protein. - Sữa chua trái cây: Sữa chua ít chất béo rất tốt cho bạn và bạn có thể cho thêm một số quả mọng (quả mâm xôi, dâu tây hoặc quả việt quất) hay ngũ cốc có lợi cho sức khoẻ. Sữa đậu nành là một lựa chọn tốt khác mà bạ

Dấu hiệu đột quỵ khi thời tiết nóng

Hình ảnh
Dấu hiệu đột quỵ khi thời tiết nóng - Nhiệt độ cơ thể cao: Những người phải làm việc ngoài trời, nếu bị đột quỵ, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn. - Không đổ mồ hôi hoặc mồ hôi quá nhiều: Không đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Nóng nhưng cơ thể không đổ mồ hôi thường là tình trạng nghiêm trọng và cần phải được điều trị y tế ngay lập tức. Khi thân nhiệt lên cao, cơ thể không thể tự làm mát có thể dẫn đến đột quỵ do nhiệt. Ngược lại, đổ mồ hôi quá nhiều kèm theo mệt mỏi cũng là biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng. - Lẫn lộn hoặc gặp rắc rối khi đi bộ: Đột quỵ do nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh Trung ương của bạn. Nếu cơ thể gặp khó khăn khi di chuyển, thiếu sự phối hợp, nhầm lẫn hoặc không có khả năng đi bộ là những tín hiệu nghiêm trong và cần được cấp cứu ngay lập tức. - Đau đầu: Một cơn đau nhức là phổ biến với đột quỵ do nắng nóng. Triệu chứng này thường do mất nước hoặc đột quỵ tác động lên hệ thần kinh trung ương. - Chóng mặt

Hạn chế sử dụng loại dầu ăn này cho người bệnh tim

Hình ảnh
Hạn chế sử dụng loại dầu ăn này cho người bệnh tim - Dầu dừa: Không giống như các loại dầu khác, dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Nó cũng có một lượng lớn các axit béo chuỗi trung bình làm cho cơ thể khó chuyển hóa. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người có cholesterol cao nên tránh ăn dầu dừa. - Dầu thực vật: Hầu hết các loại dầu thực vật được bán trên thị trường là một sự pha trộn của cải dầu, đậu tương, dầu hướng dương và dầu cọ. Các loại dầu thực vật này đều đã qua chế biến và thiếu hương vị, chất dinh dưỡng. - Dầu cọ: Dầu cọ có hàm lượng chất béo bão hòa cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ chất béo bão hòa và tránh ăn dầu cọ. >>  Tham khảo thêm Chữ nổi Keo mica Gáy nhôm

Loại dầu ăn tốt nhất cho trái tim của bạn

Hình ảnh
Loại dầu ăn tốt nhất cho trái tim của bạn - Dầu ôliu: Các chuyên gia nấu ăn và chuyên gia dinh dưỡng nói rằng một trong những loại dầu lành mạnh nhất cho tim mạch là dầu ô liu, đặc biệt là dầu ô liu nguyên chất. Dầu ôliu nguyên chất chứa nhiều axit béo không bão hòa đa và một lượng lớn axit béo không bão hòa đơn, rất tổt cho sức khoẻ tim mạch. - Dầu bơ: Dầu không có nhiều hương vị và do đó nó trở thành một lựa chọn tốt cho việc nấu nướng. Dầu bơ chứa các axit béo không bão hòa đơn và các axit béo không bão hòa đa và vitamin E, là một loại dầu tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. - Dầu hạt cải được chiết xuất từ hạt cải dầu có chứa một lượng chất béo không bão hòa đơn và một lượng nhỏ chất béo không no. Dầu hạt cải được biết là có ít chất béo bão hòa nhất và nó không có nhiều hương vị như một số loại dầu thực vật và dầu hạt khác. - Dầu hạt lanh: Dầu hạt lanh là một nguồn cũng cấp axit alpha-linoleic tốt; nó là một trong ba axit béo omega 3. Axít béo Omega 3 giảm viêm và do đó có thể g

Công dụng tuyệt vời từ cây Mã Đề

Hình ảnh
Công dụng tuyệt vời từ cây Mã Đề Cây mã đề còn được gọi tên khác là Mã đề á, Mã đề thảo, Xa tiền,… trong khoa học người ta gọi là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae là loại cây cỏ mọc hoang và sống lâu năm. Ở Miền Bắc nước ta, mã đề còn được trồng làm rau và thuốc chữa bệnh sỏi. Mã để có rất nhiều tác dụng hay, trong dân gian không phải ai cũng biết sử dụng loại thảo dược này. Đặc biệt khi kết hợp với các vị thuốc khác sẽ mang lại công dụng tuyệt vời. - Mã đề chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu - Mã đề chữa các bệnh về tiêu hóa - Mã đề chữa các bệnh về gan, mật và phổi - Các công dụng khác của cây mã đề Trị chảy máu cam: Rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Người chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã mã đề thì đắp lên trán, nếu chảy nhiều cần dùng bông sạch nút bên mũi chảy, uống khoảng vài ngày sẽ khỏi. Trị chốc lở ở trẻ nhỏ: Một nắm rau mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ nấu cùng 100g -150g giò sống

Mã đề chữa các bệnh về gan, mật và phổi

Hình ảnh
Mã đề chữa các bệnh về gan, mật và phổi Trị ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang. Trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn tầm bàn tay. Cả 2 thứ mang thái nhỏ xào hoặc nấu canh, nêm mắm muối vừa ăn để dùng trong buổi cơm trưa từ 6 – 7 ngày sẽ khỏi. Có thể dùng một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắp vào chỗ bị mụn, dán băng dính lại. Lưu ý dùng thức ăn này phải kiêng đồ cay nóng, không cà phê hay uống rượu. Trị chứng phổi nóng và ho dai dẳng: Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kỹ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi lần cách 3 giờ. Trị viêm phế quản: Dùng 6 – 12g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày (có thể kết hợp với thân mã đề). Trị viêm gan siêu vi trùng: 20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml. >> Tham khảo thêm: dịchvụ thuê xe tải chothuê xe tải giá rẻ công ty vận tải hà nội

Mã đề chữa các bệnh về tiêu hóa

Hình ảnh
Mã đề chữa các bệnh về tiêu hóa Trị tiêu chảy: 1-2 nắm mã đề tươi, 1 nắm rau má tươi, 1 nắm cỏ nhọ nồi tươi. Mỗi ngày 1 thang sắc đặc uống. Trị tiêu chảy mạn tính: 8g hạt mã đề, rau má, đẳng sâm, cát căn, cam thảo dây mỗi vị 12g, 8g cúc hoa. Mỗi ngày sắc uống một thang. Chữa lỵ: 12g mã đề, 12g dây mơ lông, 12g cỏ seo gà. Mỗi ngày sắc uống một thang. Chữa lỵ cấp tình và mạn tính: 30g mã để tươi và 30g rau sam tươi. Đung nước uống hàng ngày như uống trà xanh. >> Tham khảo thêm: chothuê xe chở hàng thuêxe tải chở hàng giá rẻ xechở hàng loại nhỏ

Mã đề chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu

Hình ảnh
Mã đề chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu Trị viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, ma hoàng 12g, thạch cao làm thuốc 20g, mộc thong 8g, bạch truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Trị viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh 12g, hoàng lien 12g, mộc thông 8g, trư linh 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Trị viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, trư linh 8g, rễ cỏ tranh 12g, mộc thong 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Trị viêm đường tiết nệu cấp: 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g chi tử (dành dành), 20g kim tiền thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 30g rễ cỏ tranh và 6g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày. Trị viêm bể thận cấp tính: 50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần. Khoảng 5 – 7 ngày là được. Trị sỏi bàn

Tác dụng của cây Đinh Lăng không phải ai cũng biết

Hình ảnh
Tác dụng của cây Đinh Lăng không phải ai cũng biết Các nhà khoa học, dược lý học và dược liệu đã nghiên cứu các tác dụng của cây. Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức khỏe, sức dẻo dai của cơ thể. Và rất nhiều tác dụng: 1. Nước rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng sức khỏe, déo dai của cơ thể người dựa vào thì nghiệm cấp tính tương đồng như cây nhân sâm. 2. Với số lượng 0.1 ml cao lỏng cây Đinh Lăng cho 20 gam thể trọng sống làm giảm sức hoạt động của chuột nhắt. 3. Cây Đinh Lăng có tác dụng trực tiếp lên cơ tim ếch  làm cô lập ( phương pháp Straub) với liêu lượng nhất định để làm giảm thiểu trương lực cơ tim. Làm tim co bóp yếu đi, thưa và dẫn đến tim ngừng đập. 4. 0.2 đến 1% dung dịch nước rễ Đinh Lăng gây co mạch cô lập tai thỏ theo cách của Kravkov 5. Với dung dịch Đinhg Lăng liều 0.5ml và với 100% đến 200%. Trên 1kg thể trọng tĩnh mạch vành tai, giúp tăng cường hô hấp về cả về biên độ và tần số làm cho huyết áp giảm xuống tạm thời. 6. Tại chỗ trên tử cung, với dung lượng

Liều dùng cây Đinh Lăng

Hình ảnh
Liều dùng cây Đinh Lăng Trong quá trình nghiên cứu của viện y học quân sự cho thử nghiệm trực tiếp trên người với 0.23gam đến 0.5 gam bột đinh lăng trên ngày dưới dạng thuốc ngâm rượu nhẹ hoặc sắc lên để uống. Két quả nhận được là sức khỏe tăng hẳn lên, tăng sức dẻo dai như thí nghiệm đã nghiên cứu. Trên thực tế chúng ta ngoài công dụng ăn làm rau thơm. ăn với gỏi cá, mọi người còn dùng Đinh Lăng để chữa ho ra máu, thông tiểu, kiết lỵ nặng, ho, thông sữa. Ở Ấn độ loại cây này còn được chữa sốt và làm đẹp cho da (làm săn da). Đơn thuốc có đinh lăng 1. Chữa bệnh biếng hoạt động, mệt mỏi Rễ Đinh Lăng phơi khô, thái  mỏng đến 0.5 gam. Sắc với 100ml nước, đung phải sôi khoảng 15 phút. Uống đến 2 hoặc 3 lần trong ngày 2. Thông tia sữa, căng vú sữa Rễ Đinh Lăng khoẳng 30 gam – 40 gam. Sắc với 500ml nước đến khi còn 250 ml. Uống khi nước còn ấm ngay sau khi sắc. Uống liền 2-3 ngày để chữa bệnh nhức vú, sau đó sữa có thể chảy bình thường. 3. Chữa vết thương. Giã nát lá Đinh lăng đắp

Công dụng và tác dụng của rau diếp cá

Hình ảnh
Công dụng và tác dụng của rau diếp cá - Về tác dụng dược lý của rau diếp cá 1. Rau diếp cá có công dụng lợi tiểu, tính chất lợi tiểu này là do chất quexitrin và các chất vô cơ khác. Dung dịch chỉ còn 1/100.000 phân tử quexitrin vẫn còn mang lại tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Ngoài ra chất isoquexitrin cũng có công dụng lợi tiểu. 2. Một vài ý kiến khác thì cho rằng những dẫn xuất của dioxyflavonon (3-4dioxyflavonol) đều có tính chất của rutin, nghĩa là làm tăng sức chịu đựng của vi ti huyết quản từ đó làm cho huyết quản khó đứt vỡ đỏ hoặc phát phồng. Tuy nhiên chưa thấy bài thuốc nào ứng dụng tác dụng này, nên cần chú ý nghiên cứu thêm. 3. Chất cocdalin có công dụng kích thích da, gây phồng. - Về công dụng và liều dùng rau diếp cá Theo đông y, tính vị của diếp cá: Cay, hơi có độc, hơi lạnh, vào phế kinh. Có tác dụng tiêu ung thũng, tán nhiệt, chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, vết lỡ loét, trĩ. Nhân dân dùng cây diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt (giã nhỏ lá

Bài thuốc dân gian từ cây rau diếp cá

Hình ảnh
Bài thuốc dân gian từ cây rau diếp cá 1. Chữa táo bón: Diếp cá 10g mang sao khô, hãm nước sôi 10 phút uống thay trà hàng ngày. Uống liên tục trong 10 ngày. 2. Chữa sốt ở trẻ nhỏ: Dùng 30g rau diếp cá tươi rửa sạch, giã nát, cho nửa bát nước nguội vào đun sôi. Để nguội rồi uống luôn 1 lần, có thể dùng bã đắp vào vùng thái dương. 3. Điều trị kinh nguyệt không đều: Dùng 40 diếp cá, 30g ngải cứu mang giã nhỏ rồi lọc bằng nước sôi để nguội. Uống 1 bát nước thuốc chia thành 2 lần trong này, uống liên tục 5 ngày. Có thể phòng kinh nguyệt không đều bằng uống trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày. 4. Trị viêm âm đạo: Dùng 20g diếp cá, 10g bồ kết, 1 củ tỏi. Cho tất vào nồi cùng 5 bát nước rồi đun sôi thật kỹ. Xông hơi nóng vào chỗ bị đau, phần nước dùng để ngâm rửa chỗ đau. Mỗi ngày 1 lần và làm trong 7 ngày. 5. Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Giã nát rau diếp cá sống đắp vào chỗ mịn nhọt. 6. Điều trị viêm tai giữa: Dùng 20g diếp cá khô, 10g táo đỏ và 600ml nước. Sắc tới khi còn 1/3 chia ra uống làm 3 lầ

Những lợi ích sức khỏe khi ăn đậu đen

Hình ảnh
Những lợi ích sức khỏe khi ăn đậu đen Duy trì bộ xương vững chắc Sắt, phospho, can xi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc và sức khỏe của xương. Can xi và phospho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng những vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vững chắc và đàn hồi của xương và khớp. 99% nguồn cung cấp can xi và 80% lượng phospho dự trữ trong cơ thể được lưu giữ trong xương, khiến cho việc nhận được đủ lượng các chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn trở nên cực kỳ quan trọng. Giảm huyết áp Duy trì khẩu phần muối natri thấp là điều kiện thiết yếu để giảm huyết áp. Đậu đen chứa ít natri và chứa nhiều kali, can xi và magiê, tất cả đều có tác dụng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên. Nếu dùng đậu đen đóng hộp, cần đảm bảo đổ hết nước và tráng lại đậu để giảm hàm lượng natri. Quản lý bệnh tiểu đường Nghiên cứu đã cho thấy người bệnh tiểu đường tuýp 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ giảm được lượng đường huyết, còn ngườ