Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

Thịt kho Đông mềm tan

Hình ảnh
Thịt kho Đông mềm tan CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - 1 kg thịt ba chỉ - 2 gói trà túi lọc (lipton) - 2 muỗng canh dầu hào - 1,5 lít nước lạnh - 5 nhánh hành lá; 1 củ hành tím; 2 tép tỏi đập dập - 1 miếng gừng; 2 thanh quế (nếu có); 1 hoa hồi - 1 muỗng canh xì dầu đen đậm (bạn có thể thay nước hàng kho cá) - 2 muỗng canh xì dầu thường - 1 muỗng canh đường CÁCH LÀM THỊT KHO ĐÔNG PHA Bước 1: Thịt rửa cạo, rửa sạch, thái miếng vuông to. Bước 2: Luộc thịt qua nước sôi có chút muối và chanh 4-5 phút, rồi xả qua nước lạnh. Dùng dây cột chữ thập (nếu thích). Bước 3: Nước cho vào nồi cùng các gia vị, gói trà và hành, tỏi, gừng và hành lá khuấy đều, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Bước 4: Nước sôi, nếm lại cho vừa vị thì cho thịt vào, bắt đầu hầm thịt, hầm khoảng 15 phút thì vớt bỏ gói trà. Trong khi hầm thịt, thỉnh thoảng bạn hớt bọt để thịt nước thịt trong nhìn ngon hơn. Khi nước thịt hơi cạn, miếng thịt mềm có màu đẹp thì tắt bếp. Món này ăn với cơm hay cuốn rau rất ngon, đỡ ngán. >>

Đúc tượng ông Công, ông Táo ở làng gốm

Hình ảnh
Đúc tượng ông Công, ông Táo ở làng gốm Làng gốm Thanh Hà (Hội An) là nơi ra đời của hàng nghìn tượng ông Công, ông Táo dưới bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân. Những ngày này, tượng đang được hoàn thành gấp rút để lên xe đi khắp mọi miền cho kịp ngày 23 tháng Chạp có mặt trên mâm cúng. Theo quan niệm của người xưa, trên mâm cúng tiễn Táo quân về chầu trời ngoài bánh trái, xôi chè… thì bao giờ cũng phải có bức tượng ông Công, ông Táo mới trọng vẹn. Nghề đúc tượng ông Công, ông Táo bằng đất sét để cung ứng cho thị trường ngày “tiễn đưa các Táo về trời” đã có từ hàng trăm năm nay. Trước đây nhiều người theo nghề, nhưng do giá thành quá rẻ so với công sức bỏ ra nên hiện nay chỉ còn vài hộ dân tại làng gốm Thanh Hà vẫn còn giữ nghề. Theo những người thợ làm tượng, để làm ra một tượng Táo quân đẹp mắt và đạt chất lượng, người thợ phải tỉ mỉ từng công đoạn: nhồi đất cho nhuyễn, phơi khô phải đủ 2-3 nắng hoặc sấy, nung 3 ngày 3 đêm, sau đó đợi 2 ngày cho tượng nguội rồi sơn tượng…

Món ăn vặt siêu hot "Khô gà lá chanh" nhâm nhi ngày Tết

Hình ảnh
Món ăn vặt siêu hot "Khô gà lá chanh" nhâm nhi ngày Tết Khô gà lá chanh là một món ăn vặt đang rất hot trong thời gian gần đây. Món ăn này không những phù với các chị em hay “buồn miệng”, mà còn là một thức nhắm ngon sẵn có cho đấng mày râu trong những cuộc vui. Với các đặc điểm như: hương vị thơm ngon, thời gian bảo quản lâu, cách thức chế biến không quá cầu kỳ và giá thành nguyên liệu khá rẻ, khô gà lá chanh là một thức đồ “handmade” rất phù hợp cho dịp Tết Nguyên Đán của mọi nhà, bên cạnh: giò thủ, bò khô, bánh chưng, dưa hành… " Cách làm món Khô gà lá chanh " >> TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach bai tap tieng anh sach luyen nghe tieng anh sach truyen tieng anh

Cách làm món Khô gà lá chanh

Hình ảnh
Cách làm món Khô gà lá chanh NGUYÊN LIỆU - 500 g thịt ức gà - 10-15 lá chanh - 1 thìa canh dầu ăn - 2 thìa canh nước mắm - 5 cây sả, 3 củ hành tím khô, 3 quả ớt - 1 thìa cà phê bột cà ri, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê bột màu điều, 1 thìa canh dầu hào, 2 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa cà phê muối ăn, 2 thìa canh đường (nên chọn loại đường nâu), 2 thìa cà phê ớt bột Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Rửa sạch các loại nguyên liệu. - Đối với sả, 2 cây đập dập cắt khúc, 3 cây còn lại thái chéo; băm nhỏ tỏi, ớt và hành; lá chanh cắt chéo hoặc thái sợi tùy sở thích (giữ lại 4-5 lá chanh còn nguyên cho bước 2), gừng đập dập thái miếng nhỏ. Bước 2: Luộc gà - Cho phần ức gà vào nồi luộc cùng với 2 cây sả đập dập, gừng (đã chuẩn bị ở bước 1), lá chanh chưa sơ chế, muối. Sau khi gà đã chín (tầm 5-10 phút) thì vớt gà ra và xả qua nước lạnh để thịt gà giòn, không bị bở. Bước 3: Tẩm ướp thịt gà - Khi thịt gà đã ráo nước, chúng ta tiến hành xé thành sợi. Lưu ý: không nên xé gà nhỏ quá vì thịt sẽ

12 con giáp khổng lồ làm bằng cây cảnh tại Hà Nội

Hình ảnh
12 con giáp khổng lồ làm bằng cây cảnh tại Hà Nội 12 con giáp với kích thước khổng lồ đang được các công nhân gấp rút hoàn thành để kịp trưng bày trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất. Gần một tuần nay, nhiều người đi đường không khỏi thích thú khi thấy sự xuất hiện của 12 con giáp với kích thước khổng lồ tại công viên Thống Nhất Các con vật được làm bằng khung sắt, sau đó bọc lưới và lót đất bên trong. Để các con vật trở nên sinh động, bắt mắt, các nghệ nhân phủ lớp cây, hoa ở bên ngoài. Để tạo cho các con vật có hình dáng giống như thật nhất, ban đầu các nghệ nhân sẽ lên ý tưởng trên hình vẽ, sau đó bắt tay vào việc tạo khuôn sắt rồi đổ đất dinh dưỡng ở bên trong. Các cây hoa sẽ được tính toán trồng theo các tỷ lệ và màu sắc nhất định để làm nổi bật màu sắc của các con vật. Một nghệ nhân cho biết, công đoạn tạo hình ban đầu là khó nhất bởi vừa phải thiết kế các khung sắt giống thật nhất lại phải thổi hồn, làm toát lên đặc điểm, thần thái của từng con vật. Trong ảnh là chú rồng được

Những mẹo con gái nên biết

Hình ảnh
Những mẹo con gái nên biết Để cột tóc kiểu đuôi ngựa cao bồng bềnh và dày đẹp hơn, bạn hãy dùng 2 chiếc kẹp tăm ghim song song theo hướng từ trên xuống sẽ giúp đuôi tóc cao và dày, ấn tượng hơn rất nhiều.  Sấy tóc “chuẩn” bồng bềnh: Sau khi gội đầu xong, bạn hãy cúi xuống và sấy tóc từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong để mái tóc phồng đẹp tự nhiên. Cách sấy này còn giúp tóc khô nhanh hơn nữa đấy. Xử lý thỏi son bị gãy: Nếu chẳng may thỏi son yêu quý của bạn bị gãy, bạn hãy hơ nóng nhẹ phần son bị rơi ra, sau đó gắn lại vào vị trí cũ của nó. Đơn giản vậy thôi là lại có cây son y như cũ rồi. Làm lông mi trông dày hơn: Sau khi chuốt lớp mascara mỏng đầu tiên, bạn hãy phủ chút phấn rôm em bé lên mi mắt và chuốt lại lớp mascara thứ 2. Chữa cháy mascara khô: Cho lọ mascara lâu ngày vào bát nước nóng khoảng 70 độ trong khoảng 3 đến 5 phút, sau đó bạn sẽ thấy mascara lỏng và hết vón cục.  Giữ lông mi cong lâu hơn: Để giữ nếp lông mi cong lâu hơn, trước khi dùng kẹp mi, bạn hãy sấy đầ

Không cần bàn là quần áo vẫn thẳng tắp

Hình ảnh
Không cần bàn là quần áo vẫn thẳng tắp Sử dụng máy là tóc: Kẹp phần cần là vào giữa máy và là phẳng, chỉnh nhiệt độ trung bình nhằm tránh làm cháy quần áo. Lưu ý đừng để máy là tóc dính bụi bẩn hay các sản phẩm làm tóc. Là phẳng áo bằng chiếc nồi: Đáy chiếc nồi kim loại cũng có thể được dùng như loại bàn là hữu dụng. Bạn chỉ cần đun nửa nồi nước sôi hoặc đổ nước sôi vào lưng lửng nồi, sau đó xịt chút nước lạnh lên phần trang phục bị nhàu. Từ từ áp phần đáy nồi lên bề mặt quần áo để loại bỏ mọi nếp nhăn trên quần áo. Lưu ý, nên chọn loại nồi kim loại có phần đáy sạch sẽ, không bị gỉ sét hay dính lọ nồi. Dùng máy sấy tóc: Không phải ai cũng biết mẹo vặt rất hay này, chỉ cần vẩy chút nước lên phần quần/áo để làm ẩm, sau đó kéo căng rồi dùng máy sấy sấy từ trên xuống dưới. Sau ít phút, quần áo của bạn sẽ trở thẳng tắp như lúc đầu. Nước lạnh và giấm: Áp dụng công thức 1 phần giấm, 3 phần nước - rồi xịt phần dung dịch này lên phần quần áo bị nhăn, đợi chúng khô là bạn sẽ hài lòng với thà

Mẹo rửa rau đúng cách

Hình ảnh
Mẹo rửa rau đúng cách 1. Ngâm giấm loãng Cho rau quả vào chậu nước, sau đó cho chút giấm vừa đủ vào chậu. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút, rồi vớt rau củ quả ra, rửa lại sạch với nước, để ráo và sử dụng. 2. Ngâm nước muối Đặt rau củ hoặc hoa quả vào chậu, hòa tan hỗn hợp 4 cốc nước ấm với 2 thìa muối rồi đổ vào chậu rau củ quả. Ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó vớt thực phẩm ra, rửa lại kỹ với nước lạnh. Không nên áp dụng phương pháp này đối với các loại trái cây vỏ mỏng vì như thế nước muối sẽ làm hỏng trái cây. 3. Phun trực tiếp dung dịch thiên nhiên lên bề mặt Trộn 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa giấm trắng vào cốc nước. Đổ hỗn hợp này vào bình phun. Trước khi phun lên rau quả, lắc mạnh bình để hỗn hợp dung dịch được trộn đều. Phun lên rau quả, chà xát chúng trong khoảng 30 giây và sau đó rửa lại bằng nước lạnh. 4. Gọt vỏ Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để loại bỏ lưu lượng hóa chất trên thực phẩm tươi, trừ những loại vỏ mỏng hoặc không có vỏ, cuống. Các loại rau như bắp cải,

Mẹo đơn giản giúp trẻ đi ôtô không say.

Hình ảnh
Mẹo đơn giản giúp trẻ đi ôtô không say. Trước khi lên xe, bạn không nên cho bé ăn quá nhiều, những thực phẩm có nhiều dầu mỡ sẽ làm trẻ khó tiêu. Tốt nhất là cho trẻ ăn cháo trước khi khởi hành.  Ăn cháo giúp con trẻ giải phóng năng lượng thừa và phục hồi lượng đường trong máu, giảm thiểu cảm giác nôn nao. Tránh cho bé ăn quá no hoặc uống đồ uống có cồn. Tuyệt đối không cho bé uống sữa trước và trong chuyến đi, bé sẽ bị say nếu uống loại đồ uống này. Bạn nên làm cho trẻ bận rộn khi ở trên xe. Điều này sẽ giúp trẻ xao lãng và quên đi cảm giác khó chịu, hồi hộp. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ đọc sách, báo vì chính điều này sẽ làm cho trẻ nhanh say xe hơn nữa.  Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy. Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp

Công dụng không ngờ từ nước rửa bát

Hình ảnh
Công dụng không ngờ từ nước rửa bát - Tẩy vết bẩn dầu mỡ trên quần áo: Nếu không may quần áo bạn bị bẩn như thức ăn, dầu mỡ, bạn đừng quá lo lắng vì nước rửa bát trong nhà bạn chính là vật sẽ giúp bạn gạt bỏ nỗi lo đó. Hãy nhỏ một vài giọt nước rửa bát lên vết bẩn, dùng bàn chải chà nhẹ và sau đó mang đi giặt bằng nước ấm. Bạn cũng có thể dùng oxy già trộn với nước rửa bát, sẽ đánh bay vết bẩn nhanh hơn. Tuy nhiên chỉ được áp dụng cho quần áo trắng, không được áp dụng cho quần áo màu. - Làm sạch sàn nhà bếp và phòng tắm: Sàn nhà bạn rất bẩn và cần làm sạch. Bạn hãy cho hai thìa nước rửa bát hòa lẫn với chậu nước lau nhà. Mẹo vặt đơn giản này sẽ giúp sàn nhà bạn sạch nhanh chóng. Tuy nhiên không được áp dụng cho sàn gỗ. - Lau sạch bụi bẩn trên đồ nội thất: Đồ đạc bên trong gia đình bạn bị khá nhiều vết bẩn? Bạn hãy dùng ít nước rửa chén hòa với một bát nước ấm, sau đó dùng khăn nhúng vào hỗn hợp lau lên bề mặt làm sạch. Đảm bảo đồ nội thất trong nhà bạn sẽ lại như mới. ... >&g

Băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn

Hình ảnh
Băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn Vùng núi đá Mẫu Sơn (H.Lộc Bình, Lạng Sơn) nhiệt độ thấp nhất, xuống mức âm 1,4 độ C. Băng tuyết đã xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn, phủ trắng cành cây, ngọn cỏ, thành quách cổ... Rất đông người dân địa phương và du khách đã lên núi Mẫu Sơn ngắm băng tuyết và chụp ảnh kỷ niệm. > TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach tieng anh lop 3 sach tieng anh lop 4 tu dien tieng han

Phong tục đẹp trong ngày tết cổ truyền của người Việt

Hình ảnh
Phong tục đẹp trong ngày tết cổ truyền của người Việt 1. Chơi hoa Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam. 2. Tiễn ông Công công Táo về trời Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước. 3. Đi chợ Tết, xin chữ về thờ Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta k

Xuất hành, hái lộc đầu năm

Hình ảnh
Xuất hành, hái lộc đầu năm Đầu năm mới, người Việt Nam còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để m ong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt Nam còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành xi, cây xương rồng… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach tieng anh lop 7 sach tieng anh lop 8 sach tieng anh lop 9

Lễ đầu năm

Hình ảnh
Lễ đầu năm Như một thói quen, đầu năm, người dân Việt Nam thường đi lễ chùa để cầu may mắn hoặc cầu duyên, cũng là để tìm về một chút bình yên, thanh tịnh sau cuộc sống bon chen, vật lộn thường ngày. Theo sư thầy Thích Thanh Huân (trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội) cho biết, phong tục đi chùa là một nét văn hóa của người Á Đông nói chung, đặc biệt là những nước ảnh hưởng bởi khí hậu bốn mùa. Còn ở Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu mùa xuân vừa là khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Người phụ nữ trong gia đình thường chuẩn bị sắm lễ đi chùa ngay sau khi vãn bữa cơm chiều tất niên. Lễ vật bao gồm: Nải chuối, một lễ trầu cau (số lượng theo số lẻ), đồng tiền mới, chu đáo thì có thêm xôi, oản. Tất cả bày trên một mâm. Theo lễ nghi, các cụ khă

Đón giao thừa

Hình ảnh
Đón giao thừa Đêm giao thừa đánh dấu thời điểm quan trọng trong năm nên theo người xưa, đây là thời điểm mà người già thêm trường thọ còn trẻ nhỏ thêm trưởng thành. Nó còn mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ, mọi điều xấu xa trong năm cũ đi và rước nhiều may mắn, thành công đến cho năm mới. Đêm giao là đêm cuối năm rất tối trời, cho nên dân gian có câu “tối trời như đêm ba mươi”, nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng. Bởi vậy, đây được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, gạt bỏ những muộn phiền, là đêm của sự tĩnh lặng và thiêng liêng với những phong tục truyền thống trong đêm giao thừa đã có có từ bao đời nay của người Việt. Bốn phong tục trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán của người dân Việt 1. Cúng giao thừa 2. Xông đất 3. Mừng tuổi 4. Mua muối là một số điều người dân Việt Nam thường làm trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán. >> TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach ngu phap tieng anh sach ngu phap tieng han sach tieng han so cap 1

Mua muối và mía đêm giao thừa

Hình ảnh
Mua muối và mía đêm giao thừa "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là tục lệ truyền thống từ bao đời nay của người Việt. Thường người dân sau khi đi chơi đêm Giao thừa sẽ mua một túi muối về nhà. Muối mặn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi xui xẻo và đem lại may mắn cho người dân khi khởi đầu một năm mới. Muối cũng có ý nghĩa trong văn hóa của gia đình Việt, biểu trưng cho sự đậm đà, tình sâu nghĩa nặng trong các mối quan hệ của gia đình, vợ chồng thuận hòa gắn kết, con cái khỏe mạnh. Theo sự lý giải của các nhà sử học, mua muối đầu năm là mua sự mặn mà về cho cả năm với mong muốn thuận lợi và bình an. Ngoài muối, mía cũng là thứ được người dân mua về ngay sau đêm giao thừa. Những cây mía lộc được nhiều người lựa chọn bởi quan niệm mua vài cây mía ngọt đầu năm dựng bên ban thờ gia tiên sẽ mang đến cho gia đình nhiều tài lộc. Thường mỗi gia đình mua 2 cây mía lộc dựng hai bên ban thờ. > TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach tieng anh lop 5 sach tieng anh lop 6 tu dien tieng nhat

Chúc Tết và mừng tuổi

Hình ảnh
Chúc Tết và mừng tuổi Ngay sau thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình quây quần bên mâm cơm cùng nhau nâng ly chúc mừng năm mới và mừng tuổi ông bà, con, cháu. Cũng trong khoảnh khắc linh thiêng này, mọi người gọi điện cho những người thân thiết nhất, bạn bè, anh em để gửi lời chúc mừng năm mới trong không khí rộn ràng hân hoan một mùa xuân mới đã về. Theo phong tục xưa, sáng mồng Một tết còn gọi là ngày Chính đán tức là ngày đầu của năm mới, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng Trong ba ngày đầu năm (gọi là ba ngày tết), người ta đi chúc tết những người ruột thịt, dòng tộc, láng giềng, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngoài ra còn giữ truyền thống: Mồng một tết Cha, m

Xông đất mồng 1

Hình ảnh
Xông đất mồng 1  Sau thời khắc giao thừa là tục lệ xông đất. Đây là tục lệ lâu đời của dân tộc, người Việt thường quan niệm mồng một là khởi đầu một năm mới, nên người đầu tiên xông đất trong năm mới có ý nghĩa rất quan trọng. Thường sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước vào nhà chúc mừng năm mới gia đình sẽ được gọi là người xông đất cho gia chủ. Nếu người xông đất hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ giúp chủ nhà làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn, vì vậy rất nhiều gia đình đã chủ động chọn người xông đất từ trong năm. Thường người được chọn ngoài hợp tuổi, hợp mệnh còn có tính tình vui vẻ hoạt bát, vui vẻ. Ở một số địa phương có quan niệm ngay sau thời khắc giao thừa người xông đất sẽ đi lấy nước, lửa và cây xanh mang vào gia chủ để đem lại may mắn đủ đầy. > TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach bai tap tieng anh sach luyen nghe tieng anh sach truyen tieng anh

Cúng giao thừa

Hình ảnh
Cúng giao thừa Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Cúng giao thừa gồm có cúng ngoài trời và cúng trong nhà. Cúng ngoài trời, lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, vôi, gạo, rượu, nước và vàng mã. Ở một số địa phương người dân còn chuẩn bị muối và rượu để cúng giao thừa xong sẽ rắc muối, rót rượu xung quanh trừ tịch, tức trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới bình an. Lễ trừ tịch được làm đúng lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa. Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến thơm ngon và bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Lau dọn nhà

Hình ảnh
Lau dọn nhà Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về là chúng ta lại thấy những cô, chú, ông, bà,… trong gia đình hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng lại nhà cửa để đón Tết. Đơn giản điều đó đã trở thành tập tục của mỗi gia đình Việt. Đối với những người trung niên là vậy, nhưng đối với người trẻ thì sao? Có thể vì mãi lo tập trung vào công việc kiếm tiền không có nhiều thời gian, hay làm ăn xa quê mà nhiều người dần quên lãng đi công việc đầy ý nghĩa này. Ý nghĩa của tục dọn dẹp nhà cửa trước Tết Công việc dọn dẹp và trang hoàng lại nhà cửa trước ngày Tết không chỉ là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác nữa: a. Sắp xếp những “bừa bộn” của năm cũ để đón năm mới Một năm trôi qua với những bộn bề lo toan, thời điểm Tết đến Xuân về là khoảng thời gian để mọi người có thể sắp xếp lại mọi thứ. Tất nhiên, bầu không khí ấm ấp ngày Tết hoàn toàn có thể bị phá vỡ nếu nhà cửa “bừa bộn” hoặc không khí có mùi ẩm mốc khó chịu. Do vậy, vấn đề quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp c

Gói bánh chưng, bánh tét

Hình ảnh
Gói bánh chưng, bánh tét Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, vượt qua những biến động lịch sử. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một. Theo truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dầy", Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu (có thuyết gọi là Lang Lèo) là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng t

Cách gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh
Cách gói bánh chưng ngày tết Công đoạn đầu tiên, khá quan trọng trong cách thức gói bánh chưng bằng tay chính là chuẩn bị nguyên liệu. Chiếc bánh có dẻo, thơm ngon hay không một phần cũng nằm ở đây. Lựa nguyên liệu làm bánh - Lá bánh: bạn có thể lựa chọn lá dong hay lá chuối để làm bánh, nhưng thường là lá dong. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm bánh chưng bằng lá dong. Với lá chuối, cũng thực hiện tương tự. + Lá được chọn để gói bánh phải là những tấm lá dong to bản, không bị sâu, nát + Tùy số lượng bạn muốn gói bao nhiêu mà chuẩn bị lá, theo tỷ lệ 4 chiếc/ cái - Thịt ba chỉ: 100g/ cái Lưu ý: chọn loại thịt tươi ngon, thịt phải có cả nạc và mỡ thì khi chín mới có vị béo ngậy, thơm ngọt của thịt được - Đỗ xanh: 100g/ cái Nên chọn những loại đỗ xanh tiêu, mặc dù hạt có bé hơn đỗ xanh mỡ chút nhưng khi gói bánh lại rất thơm và có vị bùi. - Lạt: 1 bó, sử dụng 4 chiếc/ cái - Hạt tiêu giã nguyễn - Bột canh (dùng để ướp thịt) Sơ chế các nguyên liệu gói bánh Công

Đi chợ Tết, xin chữ về thờ

Hình ảnh
Đi chợ Tết, xin chữ về thờ Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là không khí ngày lễ hội. Chợ Tết thường được bố trí ở những bãi đất rộng, cũng có thể diễn ra ngay nơi chợ thường ngày. Trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi sự tấp nập của cảnh người mua kẻ bán... Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán... Chợ Tết thường chấm dứt vào trước thời điểm giao thừa. Đi chợ Tết là một trong những thú vui đặc biệt của người dân Việt Nam. Ngoài phong tục khai

Tiễn ông Công công Táo về trời

Hình ảnh
Tiễn ông Công công Táo về trời Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”. 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, ở miền Bắc cỗ cúng gồm 3 mũ ông công, cá chép vàng. Người miền Trung cúng thêm con ngựa giấy, trong khi miền Nam chỉ cần mũ, áo ông công là đủ. Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về chầu trời vào 23 tháng chạp. Đồ cúng gồm bánh, kẹo và nước trà. Lễ vật cúng Táo công thường có 3 chiếc mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đà

Chơi hoa ngày tết

Hình ảnh
Chơi hoa ngày tết Nếu như người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt Nam tự hào về chơi hoa. Nhưng đáng tiếc có một số loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết cao cấp, xem hoa nở để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến trong ngày Tết. Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng có những đổi thay, song truyền thống hoa Tết đại chúng ở Việt Nam ngày nay còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulíp… được phát triển từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào. Thú chơi hoa ngày Tết là một phong tục tốt đẹp của dân tộc ta. Hoa đào, hoa mai là những loại hoa tượng trưng cho mùa xuân. Cành đào, cành mai nở rộ đúng vào đêm giao thừa hứa hẹn cho gia đình có cả một năm vui vẻ. Màu đỏ của hoa đào, vàng của hoa mai còn lại tượng trưng cho khí dương ấm áp. Hoa đào thường nở rộ vào tiết Đông - Xuân, trời se lạnh và có mưa bụi nên thích hợp với khí hậu miền Bắc. Hoa mai lại nở rộ vào tiết trời nắng

Cách làm mứt bí đỏ dẻo ngọt, thơm thơm đãi khách

Hình ảnh
Cách làm mứt bí đỏ dẻo ngọt, thơm thơm đãi khách  Nguyên liệu làm mứt bí đỏ: - 500gr bí đỏ - 200gr đường - 1 bát nước vôi trong - 1 chút muối - 1 quả cam - Bước 1: Bí đỏ đem gọt sạch vỏ cứng sau đó đem thái bí thành những thanh dài hình vuông. Cam rửa sạch rồi tách lấy phần vỏ sau đó thái sợi nhỏ, vỏ cam sẽ tạo hương thơm cho món mứt bí đỏ. - Bước 2: Rửa sạch bí đỏ sau đó cho vào tô, chắt lấy nước vôi trong+ 1 chút muối rồi ngâm bí 3-4 tiếng thì vớt ra rửa lại vài lần với nước lạnh cho thật sạch mùi vôi. - Bước 3: Bạn cho đường+ 1 chút nước vào chảo rồi bật bếp đun cho nước đường sôi lên, đường tan hết thì tiếp tục đun cho nước đường hơi keo lại mới cho vỏ cam, bí đỏ vào cùng và đảo nhẹ tay cho bí và vỏ cam ngấm đường. - Bước 4: Tiếp tục sên cho tới khi nước đường cạn bớt, bí đỏ chuyển màu trong và mứt khô ráo thì tắt bếp, đảo thêm 1-2 phút nữa cho mứt khô hơn. - Bước 5: Cuối cùng bạn cho tất cả phần mứt vừa sên xong vào khay khay có lót giấy nến, dàn đều rồi đem phơi nắn

Đậu phộng da cá giòn, bùi, ngậy đãi khách thật tuyệt

Hình ảnh
Đậu phộng da cá giòn, bùi, ngậy đãi khách thật tuyệt Từng hạt đậu phộng da cá giòn tan có màu vàng nâu đẹp mắt lại rất thơm ngon. Bạn có thể làm món ăn vặt hoặc món nhậu cho ông xã nhâm nhi cùng bạn bè thì còn gì bằng. Chuẩn bị nguyên liệu: - 50gr bột mì - 150gr đậu phộng (lạc) - 1 chút muối - 35gr đường - Dầu ăn Hướng dẫn cách làm: - Bước 1: Trước tiên bạn nhặt bỏ những hạt đậu phộng bị lép hoặc mốc rồi đem rửa thật sạch. Cho đậu phộng vào tô cùng với 1 chút muối sau đó đổ nước ngập đậu phộng, ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra để cho ráo nước. - Bước 2: Đổ đậu phộng vào tô sạch, thêm 1 xíu muối, đường sau đó trộn đều cho đường tan, ướp đậu phộng khoảng 1 tiếng cho ngấm đường. Nếu có thời gian bạn cũng có thể ướp 2-3 tiếng càng ngon. - Bước 3: Đậu phộng sau khi đã ướp đường xong thì vớt sang 1 cái tô khác. Rây 1/2 chỗ bột mì vào tô đậu phộng rồi xóc đều để đậu phộng được áo một lớp bột bên ngoài. Bạn tiếp tục rây nốt chỗ bột mì còn lại và xóc đều lần 2 cho bột bám dầy hơn.

Công thức hoa quả ngâm rượu đón tết

Hình ảnh
Công thức hoa quả ngâm rượu đón tết Tiếp khách mà dùng rượu này thì khỏi ai chê, hương vị ngọt ngào, thơm lừng Rượu ngâm hoa quả này có mùi vị thơm nồng nàn, có vị ngọt tự nhiên được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu tạo nên một hương vị rất ngon, rất dễ uống. Bên cạnh đó hàm lượng cồn được pha loãng, không sử dụng chất hóa học nên rất an toàn, thích hợp cho nhiều người. Sau đây là công thức ngâm rượu hoa quả: Nguyên liệu - Chanh: 0,5kg - Cam: 5 quả - Táo: 5 quả - Nho đen hoặc nho đỏ: 1.5kg - Dâu tây Đà Lạt: 2 khay - Chuối: 20 quả - Kiwi xanh: 1kg - Cheri: 5 quả (có thể có hoặc không) - Đường phèn: 3kg - Rượu nếp ngon: 1-1.5 lít Cách thực hiện -Cam, chanh chọn trái tươi, nhiều nước, gọt vỏ ngoài để khi ngâm sẽ không làm rượu bị đắng. Táo rửa sạch, cắt khoanh 0.5-0.7cm, kiwi gọt vỏ cắt khoanh mỏng, chuối bỏ vỏ cắt làm đôi, dâu tây và nho ngâm nước muối rồi để ráo nước. -Chuẩn bị 1 bình thủy tinh có dung tích từ 10-15 lít, rửa sạch, để ráo. -Xếp ho

Bài thuốc dân gian điều trị tiêu chảy

Hình ảnh
Bài thuốc dân gian điều trị tiêu chảy Các phương pháp điều trị tây y có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng cho bệnh nhân nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ xa chưa, cha ông ta đã có nhiều bài thuốc dân gian đơn giản nhưng điều trị vô cùng hiệu quả đối với bệnh tiêu chảy. Dùng nước bạc hà uống đều trong ngày. Bạc hà có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa. Việc sử dụng bạc hà để điều trị tiêu chảy rất hiệu quả. Cho bệnh nhân ăn từ một đến hai quả cà rốt ninh nhừ nghiền nhuyễn. Việc ăn cà rốt ninh nhừ chỉ phù hợp với tình trạng bệnh chưa hoặc mới bắt đầu xuất hiện. Dùng từ 7 đến 9 búp ổi non với muối trắng sau đó nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã. Mỗi ngày nhai từ hai đến ba lần cho đến khi khỏi hoàn toàn tiêu chảy. Ngoài búp ổi, có thể dùng lá chè xanh với muối. Cũng thực hiện nuốt phần nước cốt của trà xanh và muối để kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ, trộn với quả trứng g

Vị thuốc quý từ cây tầm bóp

Hình ảnh
Vị thuốc quý từ cây tầm bóp Tầm bóp là loài cây dại, thường mọc ở bờ ruộng, hàng rào, ven đường... thấy nhiều chủ yếu ở vùng nông thôn. Cây cao từ 50-90 cm, thuộc loài thân thảo nhưng hoa mọc đơn độc mà không theo từng chùm. Quả tròn mọng, có hình dạng đặc trưng, khi chưa chín có màu xanh và chuyển sang đỏ khi đã chín. Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể được dùng để chữa bệnh, tên dược là Herba physalis Angulatae. Trong đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc, là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh: - Rễ cây tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị chứng đái tháo đường. - Thân tươi nấu nước tắm cho trẻ em để trị rôm sảy khá hiệu quả. Toàn bộ cây tầm bóp đều có tác dụng chữa bệnh.Toàn bộ cây tầm bóp đều có tác dụng chữa bệnh. Cây tầm bóp trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày. Cây tầm bóp trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay c

Nên trồng cây tre trong nhà vào dịp cuối năm

Hình ảnh
Nên trồng cây tre trong nhà vào dịp cuối năm Tre là một loại cây cảnh được lựa chọn nhiều nhất khi dùng để trang trí trước cửa nhà. Theo thuyết phong thủy đây là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Tre cũng là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Bên cạnh đó cũng có thể trồng cây tre xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn. Hiện có nhiều giống tre cảnh khác nhau, tùy thuộc diện tích và không gian nhà rộng hay hẹp bạn có thể lựa chọn loại tre phù hợp. Ngoài ra, cây tre còn được dùng để hút khí độc, thanh lọc không khí mang lại không khí sạch cho văn phòng hay quang cảnh xung quanh ngôi nhà của bạn. Vì thế, áp dụng kỹ thuật trồng cây tre cảnh tại nhà là cách bạn tạo ra một không gian xanh góp phần nhỏ vào việc bảo vệ lá phổi cho cả gia đình. Có 2 vị trí quan trọng, nơi bạn có thể đặt cây tre may mắn. Đông: Khi được đặt ở hướng Đông, cây tre may mắn sẽ giúp các thành viên trong gia đình có sức khỏe tuyệt vời.

Cách trồng cây đô la thu hút tài lộc

Hình ảnh
Cách trồng cây đô la thu hút tài lộc, may mắn đón năm mới -  Dụng cụ trồng và đất trồng Để đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn nên trồng cây lan hạt dưa ở chậu treo như chậu trái dừa, chậu vỏ sò, chậu nhựa, chậu đất nung… Lưu ý: Dưới đáy dụng cụ trồng phải đục lỗ để thoát nước. Cây lan hạt dưa có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây chịu bóng bán phần và phát triển được ở nhiều điều kiện khác nhau. Đất trồng lan hạt dưa là loại đất tơi xốp, hút nước và thoát ẩm nhanh chóng. Bạn có có thể trộn thêm đất + tro trấu + xơ dừa + vôi bột theo tỉ lệ 1:1:1:1. - Trồng cây Cây lan hạt dưa thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi và giâm cành. Tách bụi: Chọn cây con khỏe mạnh, tách khỏi thân cây mẹ và trồng xuống như những cây khác. Tưới nước giữ ẩm cho cây. Giâm cành: Chọn cành giống già, có rễ. Để phần gốc và thân ở tư thế nằm ngang và lấp đất lên, phần đất lấp chỉ cần qua mép trên của thân chúng là được. Sau đó, giữ ẩm vừa phải thì cành lan hạt dưa sẽ nhanh chóng phát triển thành cây

Bộ sưu tập hoa tết

Hình ảnh
Bộ sưu tập hoa tết - pha trộn giữa truyền thống và hiện đại Các loài hoa trang trí ngày tết không chỉ tạo sự rực rỡ, tươi vui, đầy sắc xuân mà còn mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng, hạnh phúc đến với cả gia đình. Tết Nguyên Đán 2018 đang cận kề, lựa chọn loại hoa tết đẹp nào trang trí ngôi nhà xinh vừa ý nghĩa, lạ mắt, bền đẹp là mong ước của nhiều người. Hãy điểm mặt 15 loài hoa tết có ý nghĩa phong thủy được ưa chuộng trong năm 2018 này bạn nhé! - Hoa hồng cổ : truyền thống và ấn tượng - Hoa mẫu đơn : độc đáo, tuyệt đẹp - Hoa cúc thân gỗ . - Hoa mai đỏ : loài hoa mang lại sự may mắn. - Hoa trà : loài hoa tết truyền thống cực đẹp. - Hoa đồng tiền : mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. - Hoa hồng : Làm rực rỡ sắc xuân - Hoa thược dược : Loài hoa truyền thống được ưa chuộng vào dịp tết - Hoa mai vàng - Hoa đèn lồng kép - Hoa thủy tiên - Hoa đỗ quyên - Hoa trạng nguyên - Hoa hải đường - Hoa phong lan - Cây đào : loài hoa truyền thống và giàu ý nghĩa Không khí tết

Cây đào

Hình ảnh
Cây đào Cây hoa đào được mệnh danh là loài hoa tinh hoa của ngũ hành. Trong phong thủy, cây đào biểu tượng cho sự nảy nở sinh sôi, trị bách thủy, biểu tượng cho nhân duyên viên mãn, tròn đầy. Cây hoa đào trưng trước nhà dịp tết là lời cầu chúc cho gia đình được thịnh vượng, may mắn, làm ăn thuận lợi cả năm. >> TÀI  LIỆU THAM KHẢO: sach tieng anh lop 10 tu dien han viet tu dien nhat viet

Hoa phong lan

Hình ảnh
Hoa phong lan mang đến vượng khí cho gia đình Được mệnh danh là loài hoa nữ hoàng, tượng trưng cho sự quý phái, sang trọng, giàu có, mang đến vượng khí cho gia chủ đặc biệt là dịp đầu xuân, hoa phong lan thường được trưng trong phòng khách mỗi dịp tết. Hoa phong lan lại rất bền, bạn có thể trưng hàng tháng mà sắc hoa, dáng hoa không thay đổi còn thể hiện sự trường tồn, bền bỉ, hạnh phúc dài lâu. >> TÀI LIỆU THAM KHẢO: sach ngu phap tieng anh sach ngu phap tieng han sach tieng han so cap 1