Lễ đầu năm

Lễ đầu năm
Như một thói quen, đầu năm, người dân Việt Nam thường đi lễ chùa để cầu may mắn hoặc cầu duyên, cũng là để tìm về một chút bình yên, thanh tịnh sau cuộc sống bon chen, vật lộn thường ngày.
Theo sư thầy Thích Thanh Huân (trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội) cho biết, phong tục đi chùa là một nét văn hóa của người Á Đông nói chung, đặc biệt là những nước ảnh hưởng bởi khí hậu bốn mùa. Còn ở Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu mùa xuân vừa là khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.
Người phụ nữ trong gia đình thường chuẩn bị sắm lễ đi chùa ngay sau khi vãn bữa cơm chiều tất niên. Lễ vật bao gồm: Nải chuối, một lễ trầu cau (số lượng theo số lẻ), đồng tiền mới, chu đáo thì có thêm xôi, oản. Tất cả bày trên một mâm. Theo lễ nghi, các cụ khăn áo đi trước, con cháu và dâu rể bê lễ theo sau.
Đêm ba mươi Tết, trước giờ lễ giao thừa ở gia tiên, những người già đã đến thắp hương nơi Tam Bảo, với tất cả lòng thành kính. Trong đêm giao thừa, dân chúng đến lễ tạ tại các cửa chùa rất đông. Họ đến lễ tạ như lời tri ân, cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn. Cũng chính đêm ấy, mọi người đổ ra đường lễ chùa, ai nấy đều mang theo một chút lễ mọn để nhận chút đỉnh lộc phúc đầu năm. Lộc cũng ngày một phong phú, có thể là phong bao nhỏ chưa lời chúc của nhà chùa cũng nhiều khi là cây mía hoặc nén hương được bán bên cổng chùa.
> TÀI LIỆU THAM KHẢO:
sach tieng anh lop 10
tu dien han viet
tu dien nhat viet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đậu Đen và tác dụng quan trọng

Những điều thú vị về Đất nước Nhật Bản

ĐIỂM DU HỌC CÓ GIÁ PHẢI CHĂNG