Cúng giao thừa

Cúng giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cúng giao thừa gồm có cúng ngoài trời và cúng trong nhà.
Cúng ngoài trời, lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, vôi, gạo, rượu, nước và vàng mã.
Ở một số địa phương người dân còn chuẩn bị muối và rượu để cúng giao thừa xong sẽ rắc muối, rót rượu xung quanh trừ tịch, tức trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới bình an. Lễ trừ tịch được làm đúng lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến thơm ngon và bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Đây là mâm cơm con cháu chuẩn bị để mời ông bà Tổ tiên về ăn Tết, trong mâm cơm có các món ăn tùy sự chuẩn bị của gia đình. Cỗ mặn thường có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, rượu bia và các loại bánh kẹo khác. Cũng có gia đình chuẩn bị cỗ ngọt hoặc cỗ chay để cúng gia tiên.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường đứng trang nghiêm trước bàn thờ để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.Thổ công là vị thần cai quản trong nhà.
> TÀI LIỆU THAM KHẢO:
sach hoc tieng nhat
sach hoc tieng trung
sach luyen thi toeic

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đậu Đen và tác dụng quan trọng

Những điều thú vị về Đất nước Nhật Bản

ĐIỂM DU HỌC CÓ GIÁ PHẢI CHĂNG