HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 VÒNG I

HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI  KHỐI 9 VÒNG I
CÂU 1:
    Khoảng cách từ thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đến thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) là 1950 km. Trên bản đồ phụ  trong Átlat Địa lí Việt Nam, khoảng cách giữa hai thủ đô đó đo được là 3,9 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?

Giải:
   - Đổi: 1950 km = 195.000.000 cm
   Vì khoảng cách trên bản đồ là 3,9 cm ứng với 195.000.000 cm ngoài thực địa, nên 1cm trên bản đồ ứng với số cm ngoài thực địa là:
195.000.000 : 3,9 = 50.000.000
   Vậy bản đồ đó có tỉ lệ: 1:50.000.000
CÂU 2:
Đáp án:
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
+ Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao; lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng và khô còn mùa hạ nóng và mưa nhiều; đặc biệt nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm, vì thế mà khí hậu nước ta ôn hoà và mát mẽ hơn so với nhiều nước cùng vĩ độ.
+ Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.
- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).
- Ngoài ra vị trí địa lí của nước ta cũng mang lại những điều kiện tự nhiên không thuận lợi như bão, lũ lụt, hạn hán,…
CÂU 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam phần Công nghiệp trang 17, hãy:
      a. Kể tên những nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất trên 1000MW.

Đáp án:
Những nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất trên 1000MW:
+ Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La
+ Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau

     b. Nhận xét về sự phân bố các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước ta.

Đáp án:
- Các nhà máy thủy điện phân bố theo hệ thống sông, tập trung nhiều ở Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Các nhà máy nhiệt điện phân bố gần các nguồn nhiên liệu than, khí tự nhiên, tập trung ở Đông Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
CÂU 4:
    a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích lúa ở ĐB sông Cửu Long năm 1976 và năm 2005.
Yêu cầu:
- Chính xác, đẹp
- Thể hiện được cả quy mô và cơ cấu
- Có tên biểu đồ và chú thích
(Sai tỉ lệ thì không cho điểm phần vẽ biểu đồ.
  - Xấu, bẩn trừ 2 điểm
  - Thiếu tên biểu đồ hoặc chú thích: trừ 1 điểm)
     b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu diện tích các vụ lúa.
Gợi ý:
- Quy mô tăng (dẫn chứng số liệu)
- Cơ cấu có sự thay đổi
   + Trong từng năm, loại nào chiếm tỉ trọng và diện tích là bao nhiêu (số liệu)
   + So với từng loại, từ năm 1976 đến năm 2005, loại nào tăng hoặc giảm về diện tích (số liệu), giải thích tại sao lại như vậy.
 CÂU 5:
 Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Đáp án:
* Thuận lợi:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,…) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
>> TÀI LIỆU THAM KHẢO:
sach tu hoc tieng han

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đậu Đen và tác dụng quan trọng

Những điều thú vị về Đất nước Nhật Bản

ĐIỂM DU HỌC CÓ GIÁ PHẢI CHĂNG