Trắc nghiệm vật lý lớp 6 - 45 phút

Trắc nghiệm vật lý lớp 6 - 45 phút
6.1.1.a. 
6.1.1.b. 6.1.1.c. Điền vào chỗ (...) các giá trị tương ứng với đơn vị của chúng:
A. 1 l = … dm3;
B. 1 ml = … cm3 = …  cc.
C. 1 m3 = …(4)… 1000 dm3 = …(5)…  cm3
D. 1 km = …(6)… m
6.1.1.d. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là:
A. Ca đong có ghi sẵn dung tích.
B. Bình chia độ.
C. Bình tràn.
D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.
6.1.2.a. Cho thước thẳng như hình vẽ
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là
     A. 10 cm và 1cm
     B. 0,1 m và 0,1 cm
     C. 10 cm và 0,2 cm
     D. 1 dm và 0,5 cm
6.1.2.b. Chọn đáp án đúng (Đ); sai (S) điền vào  trong các câu phát biểu sau:
      a. Một thước đo độ dài có giới hạn đo là 1m và có 101 vạch chia, độ chia nhỏ nhất của thước là 1cm.
      b. Một thước đo độ dài có 51 vạch chia, khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp là 2cm. Thước có giới hạn đo là 102cm.
      c. Một ca đong có ghi 1 lít, Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ca đong là 1 lít.
      d. Một bình chia độ có 10 khoảng chia, mỗi khoảng chia có giá trị 5 ml. Giới hạn đo của bình là 50 ml.
6.1.2.c. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
     A. 400 ml và 20 ml
     B. 200 ml và 20 ml
     C. 400 ml và 10 ml
     D. 400 ml và 0 ml
6.1.2.d. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình vẽ sau:
a)
b)
c)
 6.1.3.a. Chọn từ hay cụm từ thích hợp trong các từ, cụm từ sau: độ dài, trùng khít, GHĐ và ĐCNN, xa nhất, vuông góc, gần nhất. Điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:
Khi đo độ dài của một vật, người ta thường làm như sau:
a. Ước lượng ..(1).. của vật;
b. Chọn thước đo có ...(2)... thích hợp;
c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ...(3)... với vạch số 0 của thước;
d. Đặt mắt nhìn theo hướng ...(4)... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch ...(5)... với đầu kia của vật.
6.1.3.b. Hãy chọn một mệnh đề ở cột B ghép với một mệnh đề ở cột A thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
A B
1. Dụng cụ đo độ dài thường dùng là a. hình dạng của độ dài cần đo
2. Khi đo độ dài người ta thường chọn thước đo phù hợp với b. thước thẳng, thước cuộn, thước dây.
3. Khi đo độ dài người ta thường phải c. đặt một đầu thước trùng khít với một đầu của vật.
d. đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật trùng khí với vạch số 0 của thước.
6.1.4.a. Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là
     A. 220 ml
     B. 230 ml
     C. 240 ml
     D. 250 ml
6.1.4.b. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là
     A. 45 cm3.
     B. 55 cm3.
     C. 100 cm3.
     D. 155 cm3
6.1.4.c. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật được xác định bằng
     A. phần thể tích bình tràn.
     B. phần thể tích bình chứa.
     C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
    D. phần thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi thả vật vào.
6.1.4.d. Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 275 cm3. Sau đó, người ta lại thả hòn sỏi (đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực nước ở ngang vạch 245,5 cm2. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn?
*6.1.4.e. Hãy thiết kế một phương án để đo thể tích của một quả trứng gà.
*6.1.4.g. Có hai chiếc bình hình trụ làm bằng thuỷ tinh trong suốt: Bình thứ nhất có chia độ, bình thứ hai không chia độ. Hãy nêu phương án đơn giản để chia vạch cho bình thứ hai để có thể dùng bình này đo được thể tích của chất lỏng.
6.2.5.a. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ
     A. thể tích của hộp mứt.
     B. khối lượng của mứt trong hộp.
     C. sức nặng của hộp mứt.
     D. số lượng mứt trong hộp
6.2.5.b. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
    A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.
     B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
    C. Ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.
     D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg.
6.2.5.c. Con số nào dưới đây chỉ khối lượng của một vật?
A. 5 m
B. 200 ml
C. 10 gói
D. 2 kg
6.2.5.d. Khi nói về khối lượng, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào sai?
A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
B. Khối lượng của hộp cà phê chỉ lượng cà phê chứa trong hộp.
C. Khối lượng của một hộp bánh chỉ số chiếc bánh đựng trong hộp.
D. Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam.
6.2.5.e. Tìm câu đúng khi nói về khối lượng của một vật.
A. Khối lượng của một vật chỉ số lượng của vật chứa trong hộp.
B. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
C. Khối lượng của một vật chỉ chất lượng của vật.
D. Khối lượng của một vật chỉ khối lượng chứa trong vật.
6.2.6.a. Trong các lực dưới đây, lực nào là lực kéo?
A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ.
B. Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây làm cho cành cây bị cong đi.
C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bay lên trời.
D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày ruộng.
6.2.6.b. An đứng dưới đất và Bình đứng trên thùng xe cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô. Nhận xét nào dưới đây là đúng?
     A. An đẩy, Bình kéo
     B. An kéo, Bình đẩy
     C. An và bình cùng đẩy
     D. An và Bình cùng kéo.
6.2.6.c. Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?
     A. Lực căng.
     B. Lực hút.
     C. Lực kéo.
     D. Lực đẩy.
6.2.6.d. Trong các lực dưới đây, lực nào là lực đẩy?
     A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
     B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
     C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
     D. Lực mà con ngựa tác dụng vào xe khi đang đi trên đường.
6.2.6.e. Nêu ví dụ về tác dụng đẩy của lực.
6.2.6.g. Nêu ví dụ về tác dụng kéo của lực.
6.2.7.a. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là
     A. quả nặng bị biến dạng.
     B. quả nặng dao dộng.
     C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm.
     D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm.
6.2.7. b. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
6.2.7.c. Nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm lò xo biến dạng.
6.2.7.d. Nêu ví dụ về tác dụng của lực trong trường hợp: vật đang đứng yên nếu tác dụng lực vào vật thì vật sẽ chuyển động
6.2.7.e. Nêu ví dụ về tác dụng của lực trong trường hợp: vật đang chuyển động nếu tác dụng lực vào vật thì vật sẽ chuyển động chậm dần (hoặc nhanh dần).
6.2.7.g. Nêu ví dụ về tác dụng của lực trong trường hợp: vật đang chuyển động thẳng nếu tác dụng lực vào vật thì vật sẽ thay đổi hướng chuyển động
6.2.13.a. Trọng lực là
     A. lực của vật tác dụng lên vật khác và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
     B. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
     C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
     D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.

6.2.13.b. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?
     A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
     B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.
     C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.
     D. Lực của lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
6.2.13.c. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:
     a. Trái đất tác dụng ...(1)... lên mọi vật. Lực này gọi là ...(2)....
     b. Người ta gọi ...(3)... của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là ...(4)... của vật đó
>> TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đậu Đen và tác dụng quan trọng

Những điều thú vị về Đất nước Nhật Bản

ĐIỂM DU HỌC CÓ GIÁ PHẢI CHĂNG