ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH - PHẦN 1

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH - PHẦN 1

Pronunciation ( phát âm)
I. Lý thuyết
A. Các  âm hữu thanh và vô thanh trong tiếng Anh:
* Hữu thanh  /b, d, g, v, ð, z,ʒ,ʤ, m,n, ,l,r,,j,w/ + toàn bộ nguyên âm  a,e,o,u,i.
* Vô thanh    /p,t,k,f,θ,s,∫,t∫,h/
1. Quy tắc cơ bản của việc phát âm các từ tận cùng với ‘s’:
- ‘s’ được phát âm là /z/ khi theo sau các âm hữu thanh( trừ 3 âm /z, ʒ,ʤ/)
- ‘s’ được phát âm là /s/ khi theo sau các âm vô thanh trừ 3 âm/ s,∫,t∫  /
- ‘s’ được phát âm là / iz/ khi đi sau các âm / z, ʒ,ʤ, s,∫,t∫  /
2. Quy tắc cơ bản của việc phát âm các từ tận cùng với ‘ed’:
- Động từ tận cùng bằng ‘ed’ được phát âm là /d/ khi theo sau các âm hữu thanh  ( trừ âm /d/ )
- Động từ tận cùng bằng ‘ed’ được phát âm là /t/ khi theo sau các âm vô thanh ( trừ âm /t/ )
- Động từ tận cùng bằng ‘ed’ được phát âm là /id/ khi theo sau các âm /t, d/
3. PHÁT ÂM (PRONUNCIATION) : CÁCH PHÁT ÂM –S / ES VÀ -ED

Từ tận cùng là Thường phát âm là Thêm –S/ES đọc là Ví dụ
-p, -pe / p / / s / Stops, hopes, develops, copes
-t, -te / t / Bats , hats, hates, writes
-k, -ke / k / Books, looks, breaks, makes
-gh, -ph / f / Laughs, photographs
-th / θ / Lengths, deaths
-x, -s, -ce, -se / s / / iz / Boxes, kisses, pieces, houses
-se / z / Uses (v), browses
-sh / ∫ / Washes, smashes
-ge / dz / Languages, bridges, ranges
-ch / t∫  / Watches, matches, catches
Trường hợp còn lại / z / Pens, tables, disappears

Từ tận cùng là Thường phát âm là Thêm –ED đọc là Ví dụ
-d, -de / d / / id / Decided, needed
-t, -te / t / Wanted, dedicated
-k, -ke / k / / t / Looked, caked,
-gh, -ph / f / Laughed, paragraphed
-x, -s, -ce, -se / s / Mixed, missed, pronounced
-p, -pe / p / Dropped, developed, roped
-sh / ∫ / Established, finished
-ch / t∫   / Scratched, stretched
Trường hợp còn lại và các nguyên âm / d / Used (v), prepared, cleaned, stayed
B. Stress
1. Từ có hai âm tiết( Two-syllable words)
- Đối với từ có hai âm tiết, trọng âm có thể rơi vào âm tiết đầu hoặc âm tiết thứ hai.
- Đối với động từ, tính từ, trạng từ, và giới từ có quy luật cơ bản sau: nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm kép ( trừ ) thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
             Vd: arrive(v), attract(v), correct(a), perfect(a), alone(adv), inside(pre)...
- Nguợc lại nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm ngắn hoặc nguyên âm kép ...., hoặc được kết thúc bằng một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu.
                     Vd: open(v), borrow(v), lovely( a), sorry(a), rather(adv).............
- Đối với danh từ, nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm ngắn thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu.
               Vd: money, product....
Ngược lại,  nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm kép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.   Vd: balloon, design, estate...
2. Từ có ba âm tiết( three -syllable words)
- Đối với động từ , nếu âm tiết cuối là âm tiết mạnh, nó sẽ có trọng âm.
                  Vd: enter’tain, resur’rect...
     Nếu âm tiết cuối là âm tiết yếu, trọng âm rơi vào âm tiết đứng ngay trước nó,vd: encounter, determine....
     Nếu cả âm tiết thứ hai và thứ ba là âm tiết yếu thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đầu tiên.
                   Vd: advertise, speculate.....
- Đối với danh từ, nếu âm tiết cuối cùng yếu hoặc tận cùng bằng /əu/, và âm tiết thứ hai mạnh, trọng
      âm  sẽ rơi vào âm tiết thứ hai đó.
                 Vd: statistics, potato, diaster.....;
      Nếu âm tiết thứ hai và thứ ba cùng là âm tiết yếu,thì âm tiết đàu tiên sẽ mang trọng âm.
                   Vd: quantity, cinema, emperor......
>> TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đậu Đen và tác dụng quan trọng

Những điều thú vị về Đất nước Nhật Bản

ĐIỂM DU HỌC CÓ GIÁ PHẢI CHĂNG